Mẹo sơ cứu vết thương tại nhà cho thú cưng

Mẹo sơ cứu vết thương tại nhà cho thú cưng

Mẹo sơ cứu vết thương cho thú cưng tại nhà.

Chó là loài thú cưng vô cùng năng động, vì vậy rất dễ gặp các tai nạn dẫn đến các vết cắt, trầy xước và các vết thương ngoài da khác. Dù là vết thương nhỏ hay lớn, việc sơ cứu tại nhà là vô cùng cần thiết để cầm máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng,... 

Khi chó bị thương, vết thương cần được làm sạch và chăm sóc càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng. Trước tiên, bạn nên dỗ thú cưng bằng cách vuốt ve dịu dàng và thủ thỉ với chúng vì thú cưng có thể vẫn còn sợ hãi và lo lắng. Nếu không thể xử lý một mình, bạn có thể nhờ người hỗ trợ giữ chặt thú cưng rồi rọ mõm chó nếu cần trước khi bắt đầu sơ cứu để tránh chó hoảng loạn khiến bạn bị thương.

Sau khi giúp thú cưng bình tĩnh và đảm bảo an toàn cho bản thân, ngoài vết thương bạn đã nhìn thấy, bạn cần tiếp tục kiểm tra xem cơ thể thú cưng còn vết thương nào khác không sau đó tiến hành kiểm tra các dị vật như các đồ vật hoặc mảnh vụn có thể bị kẹt trong vết thương. Nếu có dị vật, bạn nên tránh gây áp lực lên vết thương cũng như đừng cố lấy dị vật ra mà nên đưa thú cưng đến bác sĩ thú y.

Sau khi hoàn tất kiểm tra là lúc bạn có thể tiến hành cầm máu và sơ cứu cho thú cưng theo các bước:

Bước 1: Rửa vết thương
Để rửa vết thương, bạn nên sử dụng nước muối hoặc nước ấm sạch. Hãy nhẹ nhàng cho nước chảy qua vết thương của thú cưng để giúp loại bỏ càng nhiều bụi bẩn và vi khuẩn càng tốt. Nếu vết thương ở chân chó, bạn có thể nhúng bàn chân bị thương vào bát sạch hoặc xô nước ấm. Nếu vết thương ở nơi khác trên cơ thể chó, bạn có thể đặt chó vào bồn rửa, bồn tắm hoặc vòi hoa sen và nhẹ nhàng dội nước sạch lên vết thương. Lưu ý không sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc bôi hydro peroxide, cồn tẩy rửa hoặc các sản phẩm tẩy rửa ăn da khác lên da chó vì những chất này có thể gây đau hoặc thậm chí khiến vết thương lâu lành hơn.

Bước 2: Cầm máu
Với điều kiện là không có gì mắc kẹt trong vết thương, cầm máu bằng cách dùng những vật liệu sạch và có khả năng thấm hút như khăn, giẻ, áo sơ mi, gạc,... ấn chặt trực tiếp lên vết thương. Nhấn vết thương trong 3-5 phút rồi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Ngưng tạo áp lực lên vết thương có thể làm gián đoạn hoặc cản trở quá trình đông máu đang hình thành.

Trong khi hầu hết các vết thương nhỏ sẽ ngừng chảy máu trong vài phút, những vết thương lớn hơn có thể sẽ lâu hơn. Máu sẽ ngừng chảy trong vòng 10 phút sau khi ấn. Nếu thú cưng vẫn chảy máu sau thời gian đó, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y hoặc đưa đến bệnh viện.

Bước 3: Băng bó vết thương
Bạn cần hết sức cẩn thận khi băng bó vết thương cho thú cưng. Bạn có thể buộc garo vết thương cho chó như một lựa chọn cầm máu cuối cùng và nếu cần sử dụng đến garo hãy liên hệ bác sĩ thú y để được hướng dẫn cụ thể. Nếu có sẵn thuốc mỡ kháng khuẩn, bạn có thể bôi một lượng nhỏ lên vết thương trước khi băng vết thương bằng một miếng gạc vô trùng hoặc băng khác và sử dụng băng thun tự dính để cố định miếng gạc. Để buộc garo cho thú cưng, bạn có thể tham khảo cách sau:

  • Quấn khăn sạch hoặc gạc quanh chân chó (không nên quấn quanh cổ, ngực hoặc bụng).
  • Dùng dây buộc để cố định gạc. Nên buộc dây bên trên vết thương và gần phía cơ thể chó.
  • Cố định không quá 5-10 phút rồi tháo garô ra để tránh gây tổn thương vĩnh viễn cho chân.
  • Tạo áp lực vừa phải để làm chậm lại hoặc ngăn máu chảy mà không ảnh hưởng đến các cơ và mô mềm.
  • Tránh gây đau đớn cho chó trong quá trình buộc garô. 

Sau khi sơ cứu, nếu vết thương của thú cưng lớn, rất đau, chảy nhiều máu hoặc có vật gì mắc kẹt trong đó, hãy đưa thú cưng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Nếu vết thương của thú cưng nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách theo dõi vết thương ít nhất hai lần một ngày để đảm bảo rằng vết thương không bị nhiễm trùng và quá trình lành vết thương diễn ra như mong đợi. Làm sạch vết thương bằng nước hoặc dung dịch sát trùng an toàn cho vật nuôi hai lần một ngày, liên hệ ngay với bác sĩ thú y nếu vết thương bị viêm và có dấu hiệu nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần ngăn thú cưng cắn, liếm hoặc cào vào vết thương bằng cách sử dụng vòng cổ định hình, bộ đồ liền thân hoặc tất bảo vệ để tránh gây tổn thương nghiêm trọng và gây nhiễm trùng.

Để tránh vi khuẩn gây nhiễm trùng và hỗ trợ cho quá trình lành vết thương, Sen có thể sử dụng thêm sản phẩm khử khuẩn cho Boss. Với thành phần chính là Nano Bạc kháng khuẩn, khử khuẩn, xịt Nano Bạc Dr. Pet từ nhà DIVA đem lại hiệu quả diệt khuẩn ngay khi tiếp xúc và giúp mau lành với thương cho Boss. Khi được sử dụng ở mức độ cho phép, Nano Bạc an toàn và hầu như không gây ra độc tính, không gây kích ứng, dị ứng và tác dụng phụ trong quá trình diệt khuẩn. Nano Bạc đồng thời không tạo màu, mùi có hại, có tính chất ổn định và có thể kéo dài hiệu quả kháng khuẩn. Vì vậy Xịt Nano Bạc Dr. Pet hoàn toàn an toàn và lành tính với thú cưng và người.

Cách sử dụng Xịt Nano Bạc Dr. Pet vô cùng đơn giản với 2 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Xịt trực tiếp lên bề mặt da thú cưng, đặc biệt là các vết thương và để khô tự nhiên.
  • Bước 2: Xịt lặp lại 2 giờ/lần vào ngày đầu tiên và 2 lần/ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.

Cả Sen lẫn Boss nhà DIVA đều rất ưng ý với Xịt Nano Bạc Dr. Pet với đa dạng các công dụng đã được kiểm chứng như khử khuẩn, giúp mau lành vết thương,...
 

xịt nano bạc điều trị vết thương

Xịt vết thương nano bạc


Bạn có thể tìm mua và trải nghiệm Xịt Nano Bạc Dr. Pet chính hãng cho thú cưng nhà mình qua các kênh sau:
| Fanpage Sữa tắm cho chó mèo DIVA: https://www.facebook.com/DIVAshampoo
| Shopee: https://shopee.vn/divapetcare 
| Lazada: https://www.lazada.vn/shop/diva-petcare/ 
| Điểm bán: https://divapet.page.link/diemban

Đang xem: Mẹo sơ cứu vết thương tại nhà cho thú cưng

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng