Là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng cũng dễ mắc phải ở thú cưng, làm thế nào để phòng ngừa các bệnh ký sinh ở chó mèo?
Chó và mèo có thể trở thành nạn nhân của rất nhiều loại ký sinh trùng, chúng có thể xuất hiện trong đường ruột của thú cưng. Các bệnh ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe thú cưng, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng
Chó mèo có thể bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột bởi một số nguyên nhân sau:
- Uống nước bị ô nhiễm
- Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh khác
- Tiếp xúc với phân có chứa trứng hoặc ấu trùng ký sinh trùng
- Nuốt phải bọ chét đang mang giai đoạn lây nhiễm của Sán dây
- Lây từ mẹ sang con khi chó mèo mẹ mang thai bị nhiễm ký sinh trùng
- Ăn thịt hoặc săn bắn mà qua đường ăn uống sẽ truyền ký sinh trùng từ động vật gặm nhấm hoặc động vật bị săn bắt khác mang ký sinh trùng
Triệu chứng
Với một số loại ký sinh trùng, chúng ta có thể nhìn thấy giun trong phân, bộ đồ giường hoặc dưới đuôi của thú cưng. Chó con và mèo con đặc biệt có nguy cơ bị các biến chứng sức khỏe do ký sinh trùng đường ruột và trong trường hợp nghiêm trọng, những ký sinh trùng này có thể gây tử vong.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của ký sinh trùng đường ruột là:
- Tiêu chảy, có hoặc không có máu hoặc chất nhầy
- Nôn mửa
- Chướng bụng
- Giảm vận động hơn thường ngày
- Lông xỉn màu
Các loại ký sinh trùng đường ruột
1. Giun đũa
Giun đũa là một trong những loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến nhất được tìm thấy ở chó và mèo. Chúng trong ruột và tiêu thụ thức ăn đã được tiêu hóa một phần. Khi thú cưng bị nhiễm bệnh, giun đũa sẽ truyền những quả trứng nhỏ vào phân của nó.
Thú cưng có thể bị nhiễm giun đũa khi bị lây lan từ chó mèo mẹ bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai hoặc uống sữa mẹ. Trứng giun đũa được truyền trong phân của con vật khác cũng có thể lây sang thú cưng. Trên thực tế, một số lượng lớn các loài động vật đã được phát hiện là nơi chứa giun đũa và là nguồn lây nhiễm tiềm ẩn cho chó mèo như gián, giun đất, gà và động vật gặm nhấm.
2. Giun móc
Giun móc là ký sinh trùng bám vào thành ruột. Ở chó, một số lượng lớn giun móc có thể gây thiếu máu. Vấn đề này phổ biến nhất ở chó con, nhưng nó sẽ thỉnh thoảng xảy ra ở chó trưởng thành. Một khi thú cưng bị nhiễm bệnh, giun móc sẽ bám vào niêm mạc của thành ruột và ăn máu của chúng. Trứng của nó được tống vào đường tiêu hóa và đi ra môi trường qua phân của thú cưng.
Thú cưng thường bị nhiễm bệnh khi nuốt phải ấu trùng giun móc, hoặc giun chưa trưởng thành thông qua việc chải chuốt thường xuyên hoặc ăn phải đất hoặc các chất bị ô nhiễm khác trong môi trường. Chó con cũng có thể bị nhiễm giun móc thông qua con đường phổ biến nhất là lây từ mẹ sang con. Nếu chó mẹ mang thai bị nhiễm giun móc, thai kỳ có thể kích hoạt lại ấu trùng. Những ấu trùng này sẽ xâm nhập vào hệ tuần hoàn của chó con và truyền sang chó con thông qua dòng máu của nhau thai.
3. Sán dây
Sán dây là những con giun dẹt, dài, tự bám vào ruột của thú cưng. Cơ thể sán dây bao gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn có cơ quan sinh sản riêng, được thải ra ngoài theo phân của thú cưng. Nhiễm trùng sán dây thường được chẩn đoán thông qua phân của thú cưng, trên lưng hoặc nơi thú cưng sống và ngủ.
Thú cưng có thể bị nhiễm sán dây khi ăn phải bọ chét có chứa trứng sán dây. Bọ chét được tiêu hóa trong ruột thú cưng và sán dây nở ra, tự bám vào niêm mạc ruột.
4. Giun roi
Giun roi là loại ký sinh trùng sống ở manh tràng (nơi gặp nhau của ruột non và ruột già) và ruột kết, nơi chúng gây kích ứng nghiêm trọng cho niêm mạc của những cơ quan đó, có thể dẫn đến tiêu chảy, chảy máu và cân nặng suy giảm. Giun roi có thể là một trong những loại giun có hại nhất đối với thú cưng nếu không được điều trị đúng cách.
Thú cưng có thể bị nhiễm bệnh khi ăn phải trứng giun này trong đất hoặc các chất bị ô nhiễm khác trong môi trường. Trứng trùng roi có khả năng chịu khô và nhiệt rất tốt giúp chúng tồn tại trong môi trường của thú cưng trong nhiều năm. Sau khi được đẻ, trứng trưởng thành đến giai đoạn nhiễm bệnh và tái nhiễm trong vòng 10 đến 60 ngày. Khi trứng được nuốt vào bụng, chúng sẽ quay trở lại đường ruột dưới để hoàn thành vòng đời.
Phòng ngừa bệnh ký sinh trùng ở chó mèo
Việc ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng đường ruột phụ thuộc nhiều vào thực hành vệ sinh tốt.
- Dọn sạch phân của thú cưng để ngăn ngừa sự lây lan của giun sán cũng như hạn chế để thú cưng tiếp xúc với phân của những chú chó mèo khác.
- Đảm bảo nguồn nước sạch, ngọt, vì những ký sinh trùng này thường có thể được tìm thấy trong nước bị ô nhiễm.
- Ngăn không cho thú cưng ăn đất hoặc cỏ, những thứ có thể chứa trứng ký sinh.
- Xổ giun định kỳ và khám bệnh, xét nghiệm mẫu phân của thú cưng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.
Hiện nay, việc xổ giun cho thú cưng cũng đã không còn quá khó khăn và tốn kém với các Sen khi nhà DIVA đã phối hợp với nhà sản xuất Zentab cho ra đời thuốc xổ giun Zentab vô cùng an toàn, đơn giản mà hiệu quả. Thuốc xổ giun Zentab chứa thành phần chính là Albendazole, hoạt động dựa trên cơ chế làm rối loạn sự hấp thu glucose dự trữ dẫn tới tê liệt và cạn kiệt năng lượng của giun sán, cho chó mèo một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thuốc giúp loại bỏ và điều trị nhiễm các loại giun tròn, giun kim và sán ở cún và mèo, đặc biệt viên uống có hương sữa dê yêu thích giúp thú cưng dễ uống hơn.
Thuốc xổ giun chó mèo diva
Các Sen hãy trang bị sẵn Zentab cho Boss để tiện cho việc xổ giun, cũng như phối hợp với những biện pháp khác để phòng ngừa bệnh ký sinh trùng cho các Boss nhé!
Bạn có thể tìm mua và trải nghiệm Thuốc Xổ Giun Zentab chính hãng cho thú cưng nhà mình qua các kênh sau:
| Fanpage Sữa tắm cho chó mèo DIVA: https://www.facebook.com/DIVAshampoo
| Shopee: https://shopee.vn/divapetcare
| Lazada: https://www.lazada.vn/shop/diva-petcare/
| Điểm bán: https://divapet.page.link/diemban